Chiến Lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Của Hoa Kỳ (Indo - Pacific Strategy Of The United States - Tháng 2, 2022 - Tòa Bạch Cung, Washington)

(DDNLD) - Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Hoa Kỳ (HK) trở thành cường quốc số một của thế giới dân chủ tư bản, giữ vai trò, trách nhiệm hàng đầu trong việc kiến tạo lại kinh tế và an ninh cho thế giới. Nỗ lực to lớn nhất của HK sau chiến tranh là tập trung xây dựng nền kinh tế cho nhiều quốc gia Tây Âu (West Europe) với kế hoạch MARSHALL, và kế hoạch này đã thành công vượt bậc. Cùng thời gian đó, phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô dẫn đầu cũng ra sức phát triển, đối trọng với Hoa Kỳ ở Đông Âu (East Europe) và ở các nơi khác.

Kể từ năm 1970, Hoa Kỳ bắt tay với Cộng hòa nhân dân Trung hoa (People’s Republic of China – PRC - Trung Quốc) làm ăn kinh tế; năm 1979 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào Liên Hiệp Quốc, Cộng hòa Trung Hoa (Republic of China - Đài Loan) ra khỏi Liên Hiệp Quốc. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) và Cộng hòa Trung Hoa (Đài Loan) cùng chung một lãnh thổ là Trung Hoa của triều đại nhà Thanh.

Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), các nước thuộc Liên Xô cũ và các nước Đông Âu tự xây dựng lại nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ của họ theo hướng dân chủ tư bản, trong lúc trật tự thế giới đang biến đổi.

Ba thập kỷ qua kể từ 1991, CHNDTH đã định hướng phát triển quốc gia và chiến lược toàn diện, toàn cầu là thực hiện hai “con đường tơ lụa” một trên bộ và một trên biển, và chuỗi cung ứng sản xuất, thương mại trên toàn thế giới. Đến năm 2010, thì CHNDTH vượt qua Nhật Bản (Japan) trở thành cường quốc kinh tế chỉ sau Hoa Kỳ.


Giật mình trước định hướng có quy mô toàn cầu của CHNDTH, Nga cũng ước mơ về một dĩ vãng cường thịnh ở thế kỷ 20, và Hoa Kỳ bối rối trước hai “con đường tơ lụa” trên bộ, trên biển và chuỗi cung ứng sản xuất, thương mại trên toàn thế giới của CHNDTH.

Vào thời phong kiến trước kia, các triều đại nhà Minh, nhà Thanh của nước Trung Hoa (nước Tàu) đã cho sử địa gia vẽ bản đồ địa lý lãnh thổ nước Tàu để sử dụng và công bố biên cương trên thế giới; theo đó biên giới ở phía Nam và Đông Nam của nước Tàu chỉ đến đảo Hải Nam mà thôi. Các bản đồ địa lý lãnh thổ nước Tàu nói trên đang còn tàng trữ trong các thư viện của các quốc gia phương Tây và ở trên các cá nhân khác, đến thế kỷ 21 CHNDTH vẽ bản đồ biên giới về phía Nam và Đông Nam mở rộng thành hình đường lưỡi bò đứt khoảng có 7 - 9 đoạn, bao trọn biển Đông (the South China Sea). Trên biển Đông, CHNDTH bồi đắp các đảo nửa chìm nửa nổi của Việt Nam thành căn cứ quân sự, khiến cho các nước ở biển Đông như Việt Nam, Phi Philippines, Malaysia, và Indonesia cảm thấy bất ổn.

Hầu hết nhiều quốc gia lớn nhỏ, nhiều đất nước ở quanh rìa Thái Bình Dương, Ấn Độ dương và các châu lục khác bị ảnh hưởng nặng nề, mất định hướng phát triển và ổn định quốc gia và lãnh thổ trước các thế lực to lớn là Hoa Kỳ, Nga và CHNDTH, nhất là bởi định hướng phát triển toàn diện, toàn cầu và bao trọn biển Đông của CHNDTH.

Trên đại dương, Hoa Kỳ chủ trương tự do hàng hải, lưu thông đường biển theo luật pháp quốc tế, CHNDTH muốn biến biển Đông của nhiều quốc gia khác thành lãnh hải của CHNDTH.


Sau thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ tự nhủ rằng quốc gia HK chỉ được an ninh nếu Á châu có an ninh. Vì vậy, HK đã bắt tay làm ăn kinh tế với Cộng hòa nhân dân Trung hoa (1970); có các liên minh với Nhật Bản, Úc châu, Hàn Quốc (Nam Triều Tiên), Philippines và Thái Lan; và có đối tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để mong có một Á Châu ổn định. Những năm gần đây Hoa Kỳ có thêm các hợp tác là Five Eyes, The Quad, AUKUS. Cần phải thật sự dấn thân, nên Hoa Kỳ soạn thảo và công bố “CHIẾN LƯỢC THÁI BÌNH DƯƠNG - ẤN ĐỘ DƯƠNG” cho thế kỷ 21.

Bản đổ nước Tàu (Trung Hoa - China) triều đại nhà Minh: Không có đảo Hải Nam ở phía Nam, không có biển Đông (the South China Sea).


Bản đổ nước Tàu (Trung Hoa - China) triều đại nhà Thanh: Có thêm đảo Hải Nam ở phía Nam, không có biển Đông (the South China Sea)

Trích theo: Carte de l’Empire chinois et du Japon, 1833, Conrad Malte-Brun, 1837

Sau đây là bản dịch toàn bộ văn bản Tống Thống Hoa Kỳ Joe Biden công bố vào ngày 24/9/2021 tại Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo bộ Tứ, và lưu tại Tòa Bạch Cung, Hoa Kỳ tháng 02 năm 2022. Chúng ta cùng suy gẫm để tìm một hướng đi phục vụ cho hòa bình thế giới tương lai do Tiến sĩ Bùi Sông Thu – Viện trưởng Viện Khoa học quản trị Phương Nam dịch


TƯƠNG LAI MỖI QUỐC GIA CHÚNG TA, VÀ THỰC SỰ LÀ THẾ GIỚI, PHỤ THUỘC VÀO MỘT ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG TỰ DO VÀ RỘNG MỞ BỀN BỈ VÀ HƯNG THỊNH NHIỀU THẬP KỶ PHÍA TRƯỚC:

I. LỜI HỨA ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG (THE INDO - PACIFIC’S PROMISE)

Hoa Kỳ là một cường quốc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trải từ tuyến bờ biển Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương, khu vực này là nhà của hơn nửa dân số trên thế giới, gần 2/3 nền kinh tế thế giới và 7 đội quân lớn nhất thế giới. Các thành viên của quân đội Hoa Kỳ đặt cơ sở trong khu vực nhiều hơn các nơi khác bên ngoài Hoa Kỳ. Nó hỗ trợ hơn 3 triệu việc làm của người Mỹ và là nguồn của gần $900 tỉ đô la đầu tư trực tiếp bên ngoài vào Hoa Kỳ. Trong những năm tới, khu vực sẽ lèo lái 2/3 tăng trưởng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng của nó sẽ chỉ tăng lên cùng với tầm quan trọng của nó với Hoa Kỳ. 1

Hoa Kỳ đã thừa nhận Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là thiết yếu lâu dài đối với an ninh và thịnh vượng của chúng ta. Các thắt chặt được rèn luyện hai thế kỷ trước khi những người Mỹ đến khu vực tìm kiếm các cơ hội thương mại, và lớn lên với những người nhập cư Á Châu đến Hoa Kỳ. Chiến tranh thế giới thứ hai đã nhắc nhở Hoa Kỳ rằng đất nước chúng ta chỉ có thể an ninh nếu Á châu được an ninh. Và vì vậy trong kỷ nguyên sau chiến tranh, Hoa Kỳ đã củng cố các thắt chặt của chúng ta với khu vực, thông qua các liên minh hiệp ước bọc sắt (ironclad) với Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc (Cộng hòa Cao Ly), Phi Luật Tân (the Philippines) và Thái Lan; nẩy sinh nền tảng của an ninh cho phép các nền dân chủ khu vực nở ra. Các thắt chặt đó mở rộng khi Hoa Kỳ hỗ trợ các tổ chức dẫn đầu của khu vực, đặc biệt là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN); phát triển các mối quan hệ thương mại và đầu tư gần gũi; và cam kết nắm giữ luật và các chuẩn mực quốc tế, từ nhân quyền đến tự do hàng hải. 2

Thời gian trôi qua đã nhấn mạnh sự cần thiết chiến lược của vai trò nhất quán của Hoa Kỳ. Vào cuối chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã xem xét nhưng bác bỏ ý tưởng rút lui sự có mặt quân sự của chúng ta, hiểu ra rằng khu vực đã sẽ chỉ nắm giữ giá trị chiến lược tăng trưởng vào thế kỷ 21. Từ đó, chính quyền của cả lưỡng đảng chính trị đã chia sẻ những cam kết với khu vực. Chính quyền George W. Bush đã hiểu ra tầm quan trọng đang tăng của Á Châu và đã gắn bó gần gũi với Cộng hòa nhân dân Trung hoa-CHNDTH (the People Republic of China - PRC), Nhật Bản và Ấn Độ. Chính phủ Obama đã tăng tốc một cách có ý nghĩa độ ưu tiên của Mỹ cho Á Châu, đầu tư nhiều nguồn lực mới về ngoại giao, kinh tế, và quân sự ở đó. Và chính phủ Trump cũng đã ghi nhận Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là trọng tâm của thế giới. 3

Dưới thời Tổng Thống Biden, Hoa Kỳ quyết tâm tăng cường vị thế lâu dài và cam kết ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng ta sẽ tập trung mọi ngõ ngách của khu vực, từ Đông Bắc Á và Đông Nam Á, đến Nam Á và Châu Đại dương (Oceania), kể cả các đảo ở Thái Bình dương. Chúng ta làm như thế vào lúc nhiều đồng minh và đối tác, bao gồm cả ở Âu Châu, đang gia tăng chú ý của họ đến khu vực; và khi có hiệp định lưỡng đảng, rộng mở ở quốc hội Hoa Kỳ rằng Hoa Kỳ phải làm như thế. Trong bối cảnh chiến lược thay đổi nhanh chóng, chúng ta nhận ra rằng lợi ích của Mỹ có thể chỉ được nâng cao nếu chúng ta neo chắc chắn Hoa Kỳ vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và tăng cường chính khu vực, cùng với các đồng minh và đối tác gần gũi nhất. 4

Tập trung của Mỹ đang tăng một phần là do Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đối mặt thật sự với những thách thức đang tăng, đặc biệt là từ CHNDTH. CHNDTH đang kết hợp sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ khi họ đeo đuổi bầu ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và tìm kiếm để trở nên cường quốc có ảnh hưởng nhất thế giới. Sự ép buộc và gây hấn của Trung Quốc kéo dài trên toàn cầu, nhưng nó diễn ra gay gắt nhất ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Từ sự ép buộc kinh tế Úc, đến xung đột dọc theo tuyến kiểm soát thực tế với Ấn Độ, đến áp lực đang tăng lên Đài Loan, và bắt nạt các nước láng giềng ở biển Hoa Đông (East China Sea) và biển Đông (South China Sea - biển Đông của Việt Nam), các đồng minh và các đối tác của chúng ta trong khu vực chịu nhiều chi phí cho hành vi có hại của CHNDTH. Trong tiến trình, CHNDTH cũng phá hoại nhân quyền và luật quốc tế, bao gồm quyền tự do hàng hải, cũng như các nguyên tắc khác mang lại sự ổn định và thịnh vượng cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. 5

Nỗ lực tập thể của chúng ta trong thập kỷ tới sẽ xác định liệu CHNDTH có thành công trong việc chuyển đổi quy tắc và chuẩn mực mang lại lợi ích cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thế giới hay không. Về phần chúng ta, HK đang đầu tư vào nền tảng sức mạnh của chúng ta tại quê nhà, điều chỉnh cách tiếp cận của chúng ta với cách tiếp cận của các đồng minh và đối tác của chúng ta ở nước ngoài, và cạnh tranh với CHNDTH để bảo vệ lợi ích và tầm nhìn cho tương lai mà chúng ta chia sẻ với những nước khác. Chúng ta sẽ tăng cường hệ thống quốc tế, giữ nó có căn cứ trên giá trị được chia sẻ và cập nhật nó để đáp ứng những thách thức của thế kỷ 21. Mục tiêu của chúng ta không phải là thay đổi CHNDTH mà là định hình môi trường chiến lược mà nó hoạt động, xây dựng sự cân bằng ảnh hưởng trên thế giới thuận lợi tối đa cho HK, cho các đồng minh và cho các đối tác của chúng ta, cũng như các lợi ích và giá trị mà chúng ta chia sẻ. Chúng ta cũng sẽ tìm cách để quản trị cạnh tranh một cách có trách nhiệm với CHNDTH. Chúng ta sẽ hợp tác với đồng minh và đối tác của chúng ta khi tìm cách làm việc với CHNDTH trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Chúng ta tin rằng, đó là lợi ích của khu vực và thế giới rộng lớn hơn thì không quốc gia nào từ chối tiến độ trong các vấn đề xuyên quốc gia đang tồn tại vì những khác biệt song phương. 6

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đối mặt với những thách thức hàng đầu khác. Biến đổi khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng hơn khi các sông băng ở Nam Á (South Asia) tan chảy và các quần đảo ở Thái Bình dương chiến đấu với tồn tại dâng lên của mực nước biển. Đại dịch COVID - 19 tiếp tục gây con người đau đớn và thiệt hại kinh tế trên toàn khu vực. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) tiếp tục mở rộng chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa bất hợp pháp. Các chính phủ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vật lộn với thiên tai, khan hiếm tài nguyên, xung đột nội bộ thách thức quản trị. Thiếu kiểm soát, các lực lượng này đe dọa mất ổn định khu vực. 7

“CHÚNG TA SẼ TẬP TRUNG VÀO MỌI NGÕ NGÁCH CỦA KHU VỰC, TỪ ĐÔNG BẮC Á VÀ ĐÔNG NAM Á, ĐẾN NAM Á VÀ CHÂU ĐẠI DƯƠNG, KỂ CẢ CÁ QUẦN ĐẢO” (WE WILL FOCUS ON EVERY CORNER OF THE REGION, FROM NORTHEAST ASIA AND SOUTHERN ASIA, TO SOUTH ASIA AND OCEANIA, INCLUDING THE PACIFIC ISLANDS)

Khi chúng ta tiến vào một thập kỷ quyết định nó nắm giữ nhiều hứa hẹn và trở ngại lịch sử cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vai trò của người Mỹ trong khu vực phải nhiều hiệu quả và bền bỉ hơn đã từng có. Để làm điều này, chúng ta sẽ hiện đại hóa liên minh lâu đời của chúng ta, tăng cường quan hệ đối tác mới nổi, đầu tư vào các tổ chức khu vực - năng lực tập thể sẽ trao quyền cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để thích ứng với những thách thức trong thế kỷ 21 và nắm bắt cơ hội của nó. Như CHNDTH (PRC), khủng hoảng khí hậu, và đại dịch thử nghiệm chúng ta, chúng ta phải làm việc với các đồng minh và đối tác về tầm nhìn tích cực: về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở đó là kết nối, thịnh vượng, an ninh, và hồi phục hơn. Chiến lược quốc gia nầy vạch ra tiếp cận đó và cam kết HK đạt thành tựu của nó. 8

II. CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA CHÚNG TA (OUR INDO - PACIFIC STRATEGY)

Hoa Kỳ cam kết một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, kết nối, thịnh vượng, an ninh, và kiên cường. Để thực hiện tương lai đó Hoa Kỳ sẽ tăng cường vai trò riêng của chúng ta trong lúc khu vực củng cố chính nó. Đặc điểm cần thiết của tiếp cận này là không thể hoàn thành một mình: thay đổi các hoàn cảnh chiến lược các thách thức lịch sử đòi hỏi sự hợp tác chưa từng có trước đây với những ai có chung tầm nhìn. 9

Qua nhiều thế kỷ, Hoa Kỳ và phần nhiều thế giới đã nhìn Á Châu quá hạn hẹp - một vũ đài cạnh tranh địa chính trị. Ngày nay, các quốc gia ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang giúp đỡ xác định bản chất của trật tự quốc tế, các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ quanh thế giới đã có phần trong đầu ra của nó. Tiếp cận của chúng ta vì thế vạch ra từ và phù hợp với những người bạn thân nhất của chúng ta. Với Nhật Bản, chúng ta tin tưởng rằng một tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thành công phải nâng tầm quyền tự do và quyền rộng mở và cung cấp “quyền tự chủ và sự chọn lựa”. Chúng ta hỗ trợ một Ấn Độ mạnh mẽ như là một đối tác trong tầm nhìn khu vực tích cực này. Với Úc, chúng ta tìm kiếm để duy trì sự ổn định và bác bỏ thi hành cường lực ép buộc. Với Hàn Quốc (ROK), chúng ta nhắm đến để cổ vũ an ninh khu vực thông qua xây dựng năng lực. Với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chúng ta biết Đông Nam Á như là trung tâm cấu trúc khu vực. Với New Zealand và Vương quốc Anh (United Kingdom, UK), chúng ta tìm kiếm xây dựng sự hồi phục trong trật tự khu vực dựa trên quy tắc. Với Pháp, chúng ta ghi nhận giá trị chiến lược của một vai trò khu vực đang lên cho Liên Minh Châu Âu (European Union, EU). Giống như cách tiếp cận mà EU đã công bố trong Chiến lược Hợp tác trong Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chiến lược của Mỹ sẽ là nguyên tắc, dài hạn, neo vào sự kiên cường dân chủ. 10

Hoa Kỳ sẽ đeo đuổi 5 mục tiêu ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương từng cái phối hợp với đồng minh và đối tác của chúng ta, cũng như với các tổ chức khu vực. Chúng ta sẽ:
(1). Nâng cao một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (Advance a free and open Indo - Pacific)
(2). Xây dựng các kết nối trong phạm vi và vượt qua khu vực (Build connections within and beyond the region)
(3). Lèo lái sự thịnh vượng khu vực (Drive regional prosperity)
(4). Bổ sung nền an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Bolster Indo - Pacific security)
(5). Xây dựng sự phục hồi khu vực với các đe dọa xuyên quốc gia (Build regional resilience to transnational threats)

II.1. NÂNG CAO MỘT ẤN ĐÔ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG TỰ DO VÀ RỘNG MỞ (ADVANCE A FREE AND OPEN INDO - PACIFIC)

Lợi ích thiết yếu của chúng ta và của các đối tác chúng ta đòi hỏi một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, nơi đó các chính phủ có thể chọn lựa có chủ quyền của riêng họ, các nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế; và nơi đó vùng biển, vùng trời (hải phận, không phận) và các lĩnh vực được chia sẻ khác được quản trị theo luật pháp. Vì thế, chiến lược của chúng ta, bắt đầu bằng việc xây dựng khả năng phục hồi trong các quốc gia, như chúng ta đã làm ở Hoa Kỳ. Trong khu vực, bao gồm những nỗ lực của chúng ta hỗ trợ các xã hội mở và bảo đảm các chính phủ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể làm các chọn lựa chính trị độc lập không ép buộc; chúng ta sẽ làm như thế thông qua các đầu tư vào các tổ chức dân chủ, báo chí tự do, và một xã hội dân sự sống động. Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh quyền tự do về thông tin và ngôn luận và chống lại sự can thiệp bên ngoài bằng cách hỗ trợ điều tra báo chí, thúc đẩy khả năng hiểu biết về phương tiện truyền thông và các phương tiện truyền thông đa nguyên và độc lập, và gia tăng hợp tác để giải quyết các mối đe dọa từ thao túng thông tin. Phù hợp với lần đầu tiên chiến lược của Hoa Kỳ về chống tham nhũng, chúng ta cũng sẽ tìm cách cải thiện sự minh bạch tài chính ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để ngăn ngừa tham nhũng và thúc đẩy cải cách. Thông qua kết ước ngoại giao, trợ giúp bên ngoài, và làm việc với các tổ chức khu vực, Hoa Kỳ sẽ là một đối tác tăng cường các thể chế dân chủ, quy tắc luật pháp, và quản trị dân chủ có trách nhiệm. Và chúng ta sẽ làm việc với các đối tác để chống lại sự cưỡng bức kinh tế. 11

“CÁC QUỐC GIA ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG ĐANG GIÚP ĐỠ ĐỂ XÁC ĐỊNH BẢN CHẤT CỦA TRẬT TỰ QUỐC TẾ, VÀ CÁC ĐỒNG MINH VÀ ĐỐI TÁC CỦA HOA KỲ QUANH THẾ GIỚI CÓ PHẦN TRONG ĐẦU RA CỦA NÓ” - (INDO - PACIFIC NATIONS ARE HELPING TO DEFINE THE VERY NATURE OF THE INTERNATIONAL ORDER, AND U.S. ALLIES AND PARTNERS AROUND THE WORLD HAVE A STAKE IN ITS OUTCOMES)

Vượt ra ngoài biên giới của từng quốc gia, Hoa Kỳ cũng sẽ làm việc gần gũi với các các đối tác có cùng chí hướng (like - minded) để bảo đảm rằng khu vực duy trì rộng mở và tiếp cận được và rằng vùng biển và vùng trời khu vực được quản trị và sử dụng phù hợp luật pháp quốc tế. Đặc biệt, chúng ta sẽ xây dựng hỗ trợ cho tiếp cận dựa trên quy tắc với lĩnh vực hàng hải, bao gồm cả biển Đông (South China Sea - biển Đông của Việt Nam) và biển Hoa Đông (East China Sea). 12

Chúng ta cũng sẽ làm việc với các đối tác để nâng cao tiếp cận chung đến các công nghệ quan trọng và mới nổi, liên mạng, và không gian mạng. Chúng ta sẽ xây dựng hỗ trợ cho một liên mạng mở rộng, có thể tương tác, đáng tin cậy và an toàn; hợp tác với các đối tác để duy trì tính toàn vẹn của các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế và thúc đẩy các tiêu chuẩn công nghệ trên cơ sở đồng thuận, điều chỉnh giá trị; tạo thuận lợi cho sự di chuyển của các nhà nghiên cứu và truy cập mở vào dữ liệu cho các hợp tác tiên tiến; làm việc để thực hiện khuôn khổ hành vi có trách nhiệm trong không gian mạng và các chuẩn mực liên quan. 13

II.2. XÂY DỰNG CÁC KẾT NỐI TRONG VÀ NGOÀI KHU VỰC (BUILD CONNECTIONS WITHIN AND BEYOND THE REGION)

Một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở có thể chỉ được đạt được nếu chúng ta xây dựng khả năng hợp tác cho một thời đại mới; hành động chung là sự cần thiết chiến lược. Các liên minh, các tổ chức, và các quy tắc mà Hoa Kỳ và các đối tác của chúng ta đã giúp đỡ để xây dựng phải được thừa nhận; tại đó cần thiết chúng ta phải cập nhật chúng với nhau. Chúng ta sẽ theo đuổi điều nầy thông qua một mạng lưới liên minh mạnh mẽ và củng cố lẫn nhau. 14

Những nỗ lực đó bắt đầu với các liên minh và các quan hệ đối tác gần gũi nhất, mà chúng ta đang làm mới lại theo các cách sáng tạo. Chúng ta đang làm sâu đậm 5 liên minh hiệp ước khu vực với Úc, Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines, và Thái Lan và đang tăng cường các mối quan hệ với các đối tác hàng đầu khu vực, bao gồm Ấn Độ, Nam Dương (Indonesia), Mã Lai (Malaysia), Mông Cổ (Mongolia), New Zealand, Singapore, Đài Loan (Republic of China - Taiwan), Việt Nam, các quần dảo Thái Bình Dương (the Pacific Islands). Chúng ta cũng khuyến khích các đồng minh và các đối tác chúng ta tăng cường các ràng buộc của họ lẫn nhau, đặc biệt là Nhật Bản và Nam Hàn. Chúng ta sẽ hỗ trợ và trao quyền cho các đồng minh và các đối tác khi họ nắm giữ các vai trò lãnh đạo khu vực của họ, và chúng ta sẽ làm việc trong những nhóm linh hoạt, nó sẽ tập hợp sức mạnh tập thể của chúng ta để đối mặt với các vấn đề xác định của thời đại chúng ta, đặc biệt thông qua bộ Tứ (the Quad). Chúng ta sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác của bộ Tứ về thay đổi sức khỏe, khí hậu toàn cầu, công nghệ quan trọng và mới nổi, cơ sở hạ tầng, mạng, giáo dục, và năng lượng sạch, khi chúng ta cùng làm việc và với các đối tác khác về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. 15

“CHÚNG TA SẼ HIỆN ĐẠI HÓA CÁC LIÊN MINH LÂU DÀI, TĂNG CƯỜNG CÁC QUAN HỆ ĐỐI TÁC MỚI NỔI, VÀ ĐẦU TƯ VÀO CÁC TỔ CHỨC KHU VỰC, KHẢ NĂNG HỢP TÁC SẼ TRAO QUYỀN CHO ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG ĐỂ THỪA NHẬN NHỮNG THÁCH THỨC CUẢ THẾ KỶ 21 VÀ NĂM BẮT CÁC CƠ HỘI CỦA NÓ “ (WE WILL MODERNIZE OUR LONG-STANDING ALLIANCES, STRENGTHEN EMERGING PARTNERSHIPS, AND INVEST IN REGIONAL ORGANIZATIONS- THE COLLECTIVE CAPACITY THAT WILL EMPOWER THE INDO - PACIFIC TO ADAPT TO THE 21ST CENTURY’S CHALLENGES AND SEIZE ITS OPPORTUNITIES)

Hoa Kỳ cũng hoan nghênh một Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mạnh mẽ và độc lập dẫn đầu ở Đông Nam Á. Chúng ta xác nhận vai trò trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và hỗ trợ ASEAN trong các nỗ lực phân phối các giải pháp bền vững đến những thách thức áp lực nhất của khu vực. Cuối cùng, chúng ta sẽ sâu đậm thêm sự hợp tác tồn tại lâu dài với ASEAN trong lúc khởi động những tương tác mức độ cao mới trên sức khỏe, khí hậu và môi trường, năng lượng, vận tải, bình đẳng giới và bình đẳng. Chúng ta sẽ làm việc với ASEAN để xây dựng sự hồi phục của nó như là một thể chế khu vực dẫn đầu và sẽ khám phá các cơ hội cho bộ Tứ để làm việc với ASEAN. Chúng ta cũng sẽ hỗ trợ những thắt chặt gần gũi hơn giữa các đối tác Nam Á với ASEAN. Công việc riêng của chúng ta với các đối tác Nam Á sẽ ưu tiên xây dựng các cơ chế để giải quyết trợ giúp nhân đạo và nhu cầu nổi lên thảm họa, an ninh hàng hải, khan hiếm nước, và đối phó đại dịch. Chúng ta tìm kiếm một đối tác cần thiết cho các quốc gia đảo Thái Bình Dương, phối hợp chặt chẽ hơn bao giờ với các đối tác khác chia sẻ cam kết đó, và sẽ mở rộng có ý nghĩa sự hiện diện ngoai giao của chúng ta ở Đông Nam Á và các đáo TBD. Chúng ta cũng sẽ ưu tiên các thương lượng về các Hiệp ước liên kết tự do của chúng ta với các quốc gia liên kết tự do với tư cách là nền tảng vai trò của HK ở Thái Bình Dương. 16

Các đồng minh và các đối tác ngoài khu vực cam kết gia tăng chú ý mới đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt Liên minh Châu Âu (Euro Union - EU) vả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương NATO (North Atlantic Treaty Organization - NATO). Chúng ta sẽ khai thác cơ hội này để điều chỉnh các tiếp cận và sẽ thực hiện các sáng kiến trong hợp tác để tối đa hóa hiệu lực. Chúng ta sẽ đối tác để xây dựng kết nối khu vực nhấn mạnh về lĩnh vực kỹ thuật số, đồng thời nắm giữ luật quốc tế, đặc biệt trong không gian hàng hải. Dọc theo đó, chúng ta sẽ bắc cầu giữa Ấn Độ dương-Thái Bình dương với Liên Minh Châu Âu - Đại Tây dương, và gia tăng với các khu vực khác, bởi dẫn đầu trên các nghị trình đã chia sẻ, sẽ lèo lái hành động hợp tác. Chúng ta cũng sẽ nâng cao tầm nhìn chung thông qua sự hợp tác gần gũi với Liên Hiệp quốc. 17

Các ràng buộc của chúng ta không chỉ kết nối các chính phủ chúng ta, mà còn bắt cầu trong người dân chúng ta. Hoa Kỳ là nhà cung cấp quốc tế hàng đầu về giáo dục cho sinh viên từ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - gần 68% sinh viên quốc tế học tập ở Hoa Kỳ đến từ khu vực rèn luyện các buộc chặt giúp tạo động lực cho thế hệ kế tiếp cho các quốc gia chúng ta. Chúng ta sẽ phục hồi quyền lãnh đạo của thanh niên, trao đổi giáo dục, nghề nghiệp và các chương trình huấn luyện ngôn ngữ Anh nó đã neo lâu trái phiếu chúng ta, bao gồm thông qua Sáng kiến các Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (the Young Southeast Asian Leaders Initiative -YSEALI). Đồng thời, chúng ta sẽ cổ vũ các mối quan hệ hợp tác mới về nghiên cứu hợp tác tiên tiến trong các lĩnh vực quan trọng về khoa học và công nghệ, kể cả qua Hữu nghị bộ Tứ mới (new Quad Fellowship), nó sẽ hỗ trợ các nghiên cứu sau đại học của sinh viên Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, và Mỹ trong lĩnh vự STEM. Thông qua và các chương trình khác chúng ta sẽ tiếp tục đầu tư vào các kết nối người với người ở thế hệ kế tiêp. 18

II.3. LÈO LÁI SỰ THỊNH VƯỢNG ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG (DRIVE INDO - PACIFIC PROSPERITY)

Sự thịnh vượng của người Mỹ mỗi ngày kết nối đến đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng ta sẽ đưa ra một khuôn khổ mới đổi mới để trang bị cho các nền kinh tế vào lúc này. Các nỗ lực của chúng ta được xây dựng trên một nền tảng vững chắc của sự hội nhập kinh tế gần gũi. Thương mại hai chiều giữa Hoa Kỳ và khu vực tổng cộng 1,75 nghìn tỉ đô la Mỹ vào năm 2020, và nó hỗ trợ hơn 5 triệu việc làm ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đầu tư trực tiếp bên ngoài từ Hoa Kỳ tổng cộng hơn 969 tỉ đô la Mỹ năm 2020 và đã gần như gấp đôi thập kỷ trước. Hoa Kỳ duy trì đối tác đầu tư số một vào các đất nước thành viên ASEAN đầu tư nhiều hơn ba đối tác kế tiếp của Đông Nam Á cộng lại. Và Hoa Kỳ là nhà xuất khẩu hàng đầu về dịch vụ đến khu vực, vì vậy quay lại, nó tạo tăng trưởng cho khu vực. 19

Đại dịch COVID - 19 đã làm rõ nhu cầu hồi phục là cổ vũ sự tăng trưởng kinh tế trên cơ sở rộng lớn. Điều đó đòi hỏi đầu tư khuyến khích sự đổi mới, tăng cường sự cạnh tranh kinh tế, sản sinh việc làm trả công tốt, tái xây dựng chuỗi cung ứng, và mở rộng các cơ hội kinh tế cho các gia đình trung lưu: 1,5 tỉ người ờ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ gia nhập tầng trung lưu toàn cầu trong thập kỷ này. 19a

Đồng hành với đối tác, Hoa Kỳ sẽ đưa ra một khuôn khổ kinh tế cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương một mối quan hệ đối tác đa phương cho thế kỷ 21. Khuôn khổ kinh tế nầy sẽ giúp các nền kinh tế chúng ta khai thác sự biến đổi công nghệ nhanh chóng, kể cả trong kinh tế kỹ thuật số, và thích nghi với chuyển tiếp năng lượng và khí hậu sắp tới. Hoa Kỳ sẽ làm việc với các đối tác để bảo đảm công dân ở hai bên Thái Bình Dương gặt hái những lợi ích từ những thay đổi kinh tế lịch sử này, trong lúc sâu đậm hơn sự hội nhập của chúng ta. Chúng ta sẽ phát triển các tiếp cận thương mại mới nó đáp ứng các tiêu chuẩn sức lao động và môi trường cao và sẽ quản trị kinh tế kỹ thuật số và nguồn dữ liệu xuyên biên giới phù hợp với các nguyên tắc mở, kể cả thông qua khuôn khổ kinh tế kỹ thuật số mới. Chúng ta sẽ làm việc với các đối tác để nâng cao sự hồi phục và an ninh chuỗi cung ứng, nó là đa dạng, cởi mở và có thể dự đoán được trong lúc tháo dỡ rào cản và cải tiến sự minh bạch và chia sẻ thông tin. Chúng ta sẽ chia sẻ đầu tư trong khử cacbon và năng lượng sạch, và cùng làm việc trong Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình dương APEC (the Asia - Pacific Economic Cooperation - APEC) để cổ vũ thương mại và đầu tư tự do, công bằng và rộng mở trong năm đăng cai của chúng ta 2023, và xa hơn. 20

Chúng ta sẽ gấp đôi cam kết giúp các đối tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng của khu vực. Thông qua sáng kiến xây dựng lại thế giới tốt hơn với các đối tác G7, chúng ta sẽ trang bị cho các nền kinh tế mới nổi của khu vực về cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn cao, sẽ cho phép họ phát triển và thịnh vượng, trong lúc tạo ra việc làm tốt cho hai bờ Thái Bình Dương. Khi làm, chúng ta sẽ thúc đẩy viễn thông toàn cầu phục hồi và an ninh, tập trung vào đa dạng hóa nhà cung cấp 5G và công nghệ mạng truy cập vô tuyến mở (O - RAN), và tìm kiếm một thị trường cung cấp viễn thông đó là được thiết kế tốt cho phép người gia nhập đáng tin cậy, và mới. Chúng ta cũng sẽ đứng vai kề vai với các đối tác kinh tế khu vực đang đóng vai trò lãnh đạo trong việc thiết lập các nguyên tắc quản trị hoạt động kinh tế thế kỷ 21. Cùng nhau, chúng ta sẽ khai thác chuyển đổi kinh tế nhanh chóng như là cơ hội chung cho tất cả chúng ta. 21

II.4. BỔ SUNG AN NINH ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG (BOLSTER INDO -PACIFIC SECURITY)

75 năm qua, Hoa Kỳ đã nắm giữ hiện diện quốc phòng mạnh mẽ và nhất quán cần thiết để hỗ trợ hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Hoa Kỳ đã là đồng minh khu vực kiên định và sẽ nắm giữ như thế trong thế kỷ 21. Ngày nay, chúng ta đang mở rộng và hiện đại hóa vai trò đó: Hoa Kỳ đang nâng cao năng lực của chúng ta để bảo vệ những lợi ích cũng như ngăn chặn sự xâm lược và chống lại sự cưỡng bức lãnh thổ Hoa Kỳ, đồng minh và đối tác. 22

Ngăn chặn tích hợp sẽ là hòn đá tảng trong tiếp cận của chúng ta. Chúng ta sẽ tích hợp chặt chẽ hơn nỗ lực trên khắp các lĩnh vực chiến tranh và phạm vi xung đột để bảo đảm rằng HK, cùng với các đồng minh và đối tác, có thể can ngăn hoặc đánh bại hiếu chiến dưới bất kỳ hình thức hoặc lĩnh vực nào. Chúng ta sẽ lèo lái các sáng kiến củng cố sự ngăn cản và chống lại cưỡng bức, chẳng hạn như những nỗ lực chống đối để thay đổi ranh giới lãnh thổ hoặc làm suy yếu quyền của quốc gia có chủ quyền trên biển. 23

Chúng ta sẽ làm mới sự tập trung về đổi mới để bảo đảm quân đội Hoa Kỳ có thể hoạt động trong các môi trường đe dọa liên quan một cách nhanh chóng, bao gồm không gian, không gian mạng, và các lĩnh vực công nghệ quan trọng và mới nổi. Chúng ta đang phát triển những quan điểm mới về hoạt động, xây dựng chỉ huy và kiểm soát kiên định hơn, tăng phạm vi và độ phức tạp của các cuộc tập trận và hoạt động hỗn hợp của chúng ta, và theo đuổi các cơ hội vũ lực đa dạng, nó sẽ tăng cường khả năng hoạt động về phía trước và linh hoạt hơn với đồng minh và đối tác. 24

Nhất quán với cách tiếp cận chiến lược rộng hơn, chúng ta ưu tiên sức mạnh bất đối xứng to lớn duy nhất của chúng ta: mạng lưới đồng minh và quan hệ đối tác về an ninh. Trên toàn khu vực, Hoa Kỳ sẽ làm việc với đồng minh và đối tác để sâu đậm khả năng tương tác, phát triển và triển khai các khả năng chiến đấu tân tiến khi chúng ta hỗ trợ họ trong bảo vệ công dân và lợi ích về chủ quyền. Chúng ta tiếp tục hiện đại hóa các liên minh hiệp ước với Úc, Nhât Bản, Nam Hàn, Philippines, và Thái Lan; nâng cao đều đăn quan hệ đối tác quốc phòng hàng đầu với Ấn Độ và hỗ trợ vai trò của nó như là một nhà cung cấp an ninh mạng; và xây dựng khả năng quốc phòng của các đối tác ờ Nam Á và Đông Nam Á và các đảo ở Thái Bình Dương. Chúng ta cũng sẽ làm việc với các đối tác bên trong và bên ngoài khu vực để duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan kể cả hỗ trợ khả năng tự phòng vệ của Đài Loan; để bảo đảm một môi trường trong đó tương lai của Đài Loan được xác định một cách hòa bình phù hợp với ước muốn và những lợi ích tốt nhất của người dân Đài Loan. Khi chúng ta làm như vậy, cách tiếp cận của chúng ta duy trì nhất quán với chính sách Một nước Trung hoa (One China policy) và cam kết lâu dài theo Đạo luật quan hệ Đài Loan, ba Thông báo chung, và sáu Bảo đảm. 25

Chúng ta sẽ đẩy mạnh các thắt chặt an ninh giữa các đồng minh và đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và xa hơn, bao gồm tìm ra các cơ hội mới để nối các cơ sở công nghệ quốc phòng, tích hợp các chuỗi cung cấp quốc phòng, và cùng sản xuất các công nghệ then chốt sẽ chống đỡ các lợi ích quân sự chung. Khi chúng ta làm như vậy, chúng ta cùng mang lại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và các đối tác Âu châu những cách mới lạ, kể cả thông qua quan hệ đối tác Úc - Vương quốc Anh-Hoa Kỳ (AUKUS). 26

Khi Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên tiếp tục phát triển các chương trình hạt nhân và tên lửa (hỏa tiễn) gây bất ổn định, chúng ta tiếp tục tìm kiếm đối thoại nghiêm túc và bền vững với mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên (Cao Ly) và giải quyết các vi phạm nhân quyền đang diễn ra và cải thiện cuộc sống và sinh kế của người dân Bắc Triều Tiên. Đồng thời, tăng cường ngăn chặn mở rộng (răn đe mở rộng) và hợp tác với Hàn quốc (ROK) và Nhật Bản để đáp trả sự khiêu khích của DPRK, chuẩn bị sẵn sàng để ngăn chặn và nếu cần, đánh bại bất kỳ hành vi xâm lược nào nhắm đến Hoa Kỳ và đồng minh, trong lúc đẩy mạnh các nỗ lực chống phổ biến vũ khí hạt nhân qua suốt khu vực. Trong khi củng cố ngăn chặn mở rộng chống hệ thống tên lửa-hạt nhân và tên lửa đạn đạo và các đe dọa mới nổi với sự ổn định chiến lược, Hoa Kỳ sẽ tìm kiếm làm việc với nhiều tác nhân, bao gồm cả các đối thủ của chúng ta, để ngăn chặn và quản trị khủng hoảng. 27

Chúng ta sẽ đổi mới để đáp ứng với các thách thức an ninh dân sự, mở rộng sự có mặt của Cảnh sát biển Hoa Kỳ, huấn luyện và tư vấn để đẩy mạnh khả năng của các đối tác. Chúng ta sẽ hợp tác để giải quyết và ngăn ngừa chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cưc đoan bạo lực, bao gồm xác định và quan sát các tay súng bên ngoài chuyển đến khu vực, công thức các chọn lọc để giảm thiểu quá trình cực đoan hóa trực tuyến, và khuyến khích hợp tác chống khủng bố trong phạm vi Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Và chúng ta sẽ tăng cường khả năng hợp tác khu vực, và chuẩn bị cho và đáp trả tai họa môi trường và thiên nhiên; các mối đe dọa sinh học tự nhiên, ngẫu nhiên hoặc có chủ ý; buôn bán vũ khí, ma túy và con người. Chúng ta sẽ cải thiện an ninh mạng trong khu vực, bao gồm khả năng của đối tác để bảo vệ chống lại, hồi phục từ, và ứng phó với biến cố an ninh mạng. 28

II.5. XÂY DỰNG SỰ HỒI PHỤC KHU VỰC ĐỐI VỚI ĐE DỌA XUYÊN QUỐC GIA Ở THẾ KỶ 21 (BUILD REGIONAL RESILIENCE TO 21ST - CENTURY TRANSNATIONAL THREATS)

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là tâm chấn của khủng hoảng khí hậu, nhưng nó cũng cần thiết cho các giải pháp khí hậu. Đạt được các mục tiêu của Hiệp định Paris sẽ đòi hỏi những nền kinh tế lớn hàng đầu trong khu vực điều chỉnh các mục tiêu của họ với mục tiêu nhiệt độ của hiệp định. Điều này bao gồm kêu gọi CHNDTH (PRC) cam kết và thực hiện các hành động phù hợp với mức độ hoài bão được yêu cầu độ ấm giới hạn 1,5 0C (độ bách phân). Các ứng phó được chia sẻ của chúng ta với khủng hoảng khí hậu vừa là mệnh lệnh chính trị vừa là cơ hội kinh tế ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi của 70% tai họa thiên nhiên của thế giới. Hoa Kỳ sẽ làm việc với các đối tác để phát triển các mục tiêu 2030 - 2050, các chiến lược, các kế hoạch, và các chính sách nhất quán với giới hạn nhiệt độ toàn cầu gia tăng 1,5 0C, và sẽ tìm kiếm để phục vụ như đối tác được ưa thích, chuyển đổi khu vực 0 0C ở tương lai. Thông qua sáng kiến như Clean EDGE, chúng ta sẽ khuyến khích đầu tư và triển khai công nghệ năng lượng sạch, tìm kiếm để lèo lái khử các-bôn mảng năng lượng, và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng đã điều chỉnh hợp khí hậu. Hoa Kỳ sẽ làm việc với các đối tác để giảm sự tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, và hỗ trợ phục hồi cơ sở hạ tầng quan trọng và giải quyết an ninh năng lượng. Chúng ta sẽ làm việc để bảo vệ sức khỏe và sử dụng bền vững đại dương bao la của khu vực, kể cả thông qua việc sử dụng hợp pháp các nguồn lực của họ, nâng cao hợp tác nghiên cứu, và cổ vũ thương mại và vận tải hữu ích. 29

Chúng ta sẽ đối tác với khu vực để giúp chấm dứt đại dịch COVID - 19 và xây dựng sự phục hồi chống các đe dọa chung. Chúng ta sẽ làm việc gần gũi với các đối tác để tăng cường hệ thống sức khỏe nhằm chống chọi các cú sốc trong tương lai, lèo lái các đầu tư trong an ninh sức khỏe toàn cầu, và mở rộng nền tảng khu vực để ngăn ngừa, phát hiện, và ứng phó tình trạng khẩn cấp, kể cả đe dọa sinh học. Chúng ta sẽ cùng làm việc thông qua tổ chức Y tế thế giới (WHO), G7, G20, và các diễn đàn đa phương khác để tăng cường sự sẵn sàng và ứng phó. Chúng ta sẽ nâng cao các nỗ lực hồi phục trong các phối hợp gần gũi với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn kinh tế Á Châu (APEC), Diễn đàn các đảo ở Thái Bình Dương (PIF), và các tổ chức khác. 30

III. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG (INDO -PACIFIC ACTION PLAN)

Để thực hiện chiến lược này, chúng ta sẽ theo đuổi 10 dòng cốt lõi sau đây của sự nỗ lực trong 12 đến 24 tháng tới:

III.1. LÈO LÁI CÁC NGUỒN LỰC MỚI ĐẾN ẤN ĐỘ DƯƠNG -THÁI BÌNH DƯƠNG (DRIVE NEW RESOURCES TO THE INDO - PACIFIC)

Xây dựng khả năng được chia sẻ đòi hỏi Hoa Kỳ làm những khoản đầu tư mới vào khu vực. Chúng ta sẽ mở các đại sứ quán và tòa lãnh sự, đặc biệt ở Đông Nam Á (Southeast Asia) và các đảo Thái Bình Dương (the Pacific Islands), và gia tăng sức mạnh chúng ta trong những cái hiện có, tăng cường công việc (intensifying) khí hậu, sức khỏe, an ninh, và phát triễn. Chúng ta sẽ mở rộng sự hiện diện và hợp tác của Cảnh sát biển Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, Nam Á, và các đảo Thái Bình Dương, với tập trung vào tư vấn, huấn luyện, triển khai (deployment), và xây dựng khả năng. Chúng ta sẽ tái tập trung trợ giúp an ninh trên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, kể cả xây dựng khả năng hàng hải và sự nhận thức (awareness) về lĩnh vực hàng hải. Chúng ta cũng sẽ mở rộng vai trò trao đổi người dân - người dân, kể cả đoàn Hòa Bình (Peace Corps). Trong phạm vi chính phủ Hoa Kỳ, chúng ta sẽ bảo đảm chúng ta có khả năng cần thiết và chuyên môn để đáp ứng với các thách thức của khu vực. Xuyên suốt, chúng ta sẽ làm việc với Quốc hội HK để bảo đảm rằng chính sách và nguồn cung ứng của chúng ta có sự ủng hộ cần thiết của lưỡng đảng để hỗ trợ vai trò khu vực của chúng ta mạnh mẽ và đều đặn. 31

III.2. DẪN ĐẦU MỘT KHUÔN KHỔ KINH TẾ ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG (LEAD AN INDO - PACIFIC ECONOMIC FRAMEWORK)

Chúng ta sẽ khởi động, vào đầu năm 2022, một quan hệ đối tác mới nó sẽ cổ vũ và dễ dàng hóa thương mại tiêu chuẩn cao, quản trị kinh tế kỹ thuật số, cải tiến sự hồi phục và an ninh chuỗi cung ứng, xúc tác đầu tư vào cơ sở hạ tầng minh bạch (transparent), tiêu chuẩn cao, và xây dựng kết nối kỹ thuật số nhân đôi ràng buộc kinh tế của chúng ta với khu vực, trong lúc đóng góp vào cơ hội được chia sẻ một cách rộng rãi cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. 32

III.3. CỦNG CỐ SỰ NGĂN CẢN (REINFORCE DETERRENCE)

Hoa Kỳ sẽ bảo vệ các lợi ích của thúng ta, ngăn cản sự xâm lược quân sự chống lại đất nước, đồng minh, và đối tác của thúng ta- kể cả xuyên eo biển Đài Loan (Taiwan Strait) và cổ vũ an ninh khu vực bằng cách phát triển các khả năng mới, các quan điểm hoạt động, các hoạt động quân sự, các sáng kiến công nghiệp quốc phòng, và một tư thế lực lượng kiên cường hơn. Chúng ta sẽ làm việc với Quốc hội để tài trợ sáng kiến ngăn chặn Thái Bình dương và sáng kiến an ninh hàng hải. Thông qua quan hệ đối tác Úc - Vương quốc Anh - Hoa Kỳ (AUKUS), chúng ta sẽ xác định lộ trình chọn lựa để phân phối tàu ngầm năng lượng hạt nhân cho hải quân hoàng gia Úc (Royal Australian Navy) vào ngày đạt được sớm nhất; thêm vào đó, chúng ta sẽ sâu đậm hợp tác và nâng cao hoạt động tương tác thông qua chương trình làm việc cụ thể về khả năng nâng cao, kể cả mạng, thông minh nhân tạo, công nghệ lượng tử, và khả năng dưới biển. 33

III.4. TĂNG CƯỜNG MỘT ASEAN ĐƯỢC TRAO QUYỀN VÀ HỢP NHẤT (STRENGTHEN AN EMPOWERED AND UNIFIED ASEAN)

Hoa Kỳ tạo ra những đầu tư mới trong các ràng buộc Hoa Kỳ - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (U.S.- ASEAN), kể cả bằng cách tổ chức các lãnh đạo ASEAN về một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt lịch sử U.S.-ASEAN; cuộc họp đầu tiên được tổ chức tại Washington, D.C. Chúng ta cam kết Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn khu vực ASEAN, và cũng sẽ tìm kiếm các kết ước (engagements) cấp độ bộ trưởng với ASEAN. Chúng ta sẽ thực hiện nhiều hơn 100 triệu đô la Mỹ trong các sáng kiến U.S. - ASEAN. Chúng ta cũng sẽ mở rộng hợp tác song phương vùng Đông Nam Á, ưu tiên các nỗ lực nhằm tăng cường an ninh sức khỏe, giải quyết thách thức hàng hải, gia tăng kết nối, và sâu đậm các ràng buộc dân với dân (people-to-people). 34

III.5. HỖ TRỢ ẤN ĐỘ TIẾP TỤC NỔI LÊN VÀ QUYỀN LÃNH ĐẠO KHU VỰC (SUPPORT INDIA’S CONTINUED RISE AND REGIONAL LEADERSHIP)

Chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược trong đó Hoa Kỳ và Ấn Độ cùng làm việc và thông qua các nhóm khu vực thúc đẩy sự ổn định ở Nam Á; cộng tác trong các lĩnh vực mới, chẳng hạn như sức khỏe, không gian, và không gian mạng; sâu đậm thêm hợp tác kinh tế và công nghệ; và đóng góp cho một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Chúng ta ghi nhận rằng Ấn Độ là một đối tác cùng chí hướng (like - minded partner), một lãnh đạo ở Nam Á và Ấn Độ Dương, tích cực và kết nối với Đông Nam Á, lèo lái lực lượng bộ Tứ (the Quad) và các diễn đàn khu vực khác, và là một đầu máy cho tăng trưởng và phát triển khu vực. 35

III.6. PHÂN PHỐI VỀ BỘ TỨ (DELIVER ON THE QUAD)

Chúng ta sẽ tăng cường bộ Tứ (the Quad) như là một nhóm khu vực hàng đầu và bảo đảm nó phân phối các giải pháp cho vấn đề Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Bộ Tứ sẽ đóng vai trò lãnh đạo khu vực về ứng phó với COVID - 19 và an ninh sức khỏe toàn cầu, phân phối các đầu tư nhằm cung cấp một tỉ liều vắc xin bổ sung cho khu vực và thế giới. Nó sẽ nâng cao công việc trên các công nghệ quan trọng và mới nổi, lèo lái hợp tác về chuỗi cung ứng, triển khai công nghệ hỗn hợp, và nâng cao những nguyên tắc công nghệ chung. Bộ Tứ sẽ xây dựng mạng lưới tàu biển xanh, và sẽ kết hợp chia sẻ dữ liệu vệ tinh nhằm cải thiện nhận thức về lĩnh vực hàng hải và ứng phó với khí hậu. Các thành viên sẽ hợp tác nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn cao ở Nam Á và Đông Nam Á và các đảo Thái Bình dương và sẽ làm việc để cải thiện khả năng mạng. Hữu nghị bộ Tứ (the Quad Fellowship) sẽ chính thức khởi động vào 2022, tuyển mộ lớp đầu tiên 100 sinh viên từ cả bốn đất nước theo đuổi các bằng cấp sau đại học trong lĩnh vực STEM ở Hoa Kỳ bắt đầu năm 2023. Bộ Tứ sẽ tiếp tục gặp gỡ đều đặn ở cấp lãnh đạo và cấp bộ trưởng. 36

III. 7. MỞ RỘNG HỢP TÁC HOA KỲ - NHẬT BẢN - HÀN QUỐC (EXPAND U.S. –JAPAN - ROK COOPERATION)

Gần như mỗi một thách thức to lớn ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đòi hỏi hợp tác gần gũi hơn trong các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. Chúng ta sẽ tiếp tục hoạt động gần gũi thông qua các kênh tam phương (trilateral) về Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên CHDCNDTT (DPRK). Ngoài an ninh, chúng ta cũng sẽ làm việc với nhau về phát triển khu vực và cơ sở hạ tầng, công nghệ quan trọng và các vấn đề chuỗi cung ứng, quyền lãnh đạo và trao quyền của phụ nữ. Tăng dần (increasingly), chúng tôi sẽ tìm kiếm nhằm phối hợp các chiến lược khu vực trong bối cảnh tam phương. 37

III.8. ĐỐI TÁC ĐỂ XÂY DỰNG SỰ HỒI PHỤC Ở CÁC ĐẢO THÁI BÌNH DƯƠNG (PARTNER TO BUILD RESILIENCE IN THE PACIFIC ISLANDS)

Hoa Kỳ sẽ làm việc với các đối tác nhằm thiết lập một nhóm chiến lược đa phương để hỗ trợ các đất nước đảo Thái Bình dương khi họ xây dựng khả năng và phục hồi với tư cách là các tác nhân an ninh, độc lập. Cùng nhau, chúng tôi sẽ xây dựng sự phục hồi khí hậu thông qua phương tiện cơ sở hạ tầng khu vực Thái Bình Dương (PRIF); phối hợp để đáp ứng các khoảng cách cơ sở hạ tầng của Thái Bình Dương, đặc biệt về công nghệ thông tin và viễn thông; tạo dễ dàng cho vận tải; và hợp tác để cải thiện an ninh hàng hải nhằm bảo vệ nghề cá (ngư nghiệp), xây dựng nhận thức về lĩnh vực hàng hải. Chúng ta cũng sẽ ưu tiên kết thúc gói gọn của các thỏa thuận Hiệp hội tự do với các Quốc gia được liên kết một cách tự do. 38

III.9. HỖ TRỢ QUẢN TRỊ TỐT VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH (SUPPORT GOOD GOVERNANCE AND ACCOUNTABILITY)

Chúng ta sẽ hỗ trợ khả năng của các chính phủ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thực hiện chọn lựa chính trị độc lập bằng cách giúp các đối tác nhổ gốc tham nhũng, bao gồm thông qua trợ giúp bên ngoài và các chính sách phát triển, quyền lãnh đạo tại G7 và G20, và một vai trò đổi mới trong quan hệ đối tác chính phủ mở rộng. Chúng ta cũng đồng hành với các chính phủ, xã hội dân sự, và các nhà báo để bảo đảm họ có khả năng phơi bày và giảm thiểu rủi ro khỏi sự can thiệp của nước ngoài và thao túng thông tin. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đứng lên cho nền dân chủ ở Miến Điện, làm việc gần gũi với đồng minh và đối tác để áp lực quân đội Miến Điện nhằm cung cấp để quay về nền dân chủ, kể cả thông qua việc thực hiện đáng tin cây về sự Đồng thuận Năm điểm. 39

III.10. HỖ TRỢ CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG, HỒI PHỤC, AN NINH, VÀ ĐÁNG TIN CẬY (SUPPORT OPEN, RESILIENCE, SECURE, AND TRUSWORTHY TECHNOLOGIES)

Chúng ta sẽ thúc đẩy cơ sở hạ tầng kỹ thuật số an ninh và đáng tin cậy, đặc biệt là đa dạng hóa nhà cung cấp đám mây và viễn thông, kể cả thông qua kiến trúc mạng lưới đổi mới như “O-RAN” bằng cách khuyến khích triển khai thương mại quy mô lớn và hợp tác về thử nghiệm, chẳng hạn như thông qua quyền truy cập được chia sẻ để thử nghiệm giường nhằm cho phép phát triển các tiêu chuẩn chung. Chúng ta cũng sẽ sâu đậm thêm sự hồi phục được chia sẻ trong mạng lưới quan trọng của chính phủ và cơ sở hạ tầng, trong lúc xây dựng các sáng kiến khu vực mới để cải thiện an ninh mạng hợp tác và đáp ứng nhanh chóng các biến cố mạng. 40

IV. KẾT LUẬN (CONCLUSION)

Chúng ta đã tiến vào một thời kỳ mới, hậu quả của chính sách đối ngoại của Mỹ, sẽ đòi hỏi HK về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhiều hơn những gì đã được yêu cầu ở HK chúng ta, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Các lợi ích quan trọng của HK chúng ta trong khu vực trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết và bảo vệ chúng trở nên khó khăn hơn; chúng ta sẽ không xa xỉ về lựa chọn giữa chính trị quyền lực với chống lại các mối đe dọa xuyên quốc gia; chúng ta sẽ nâng lên phụ trách lãnh đạo của mình về ngoại giao, an ninh, kinh tế, khí hậu, ứng phó đại dịch và công nghệ.

Tương lai của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tùy thuộc vào các chọn lựa chúng ta làm bây giờ. Thập kỷ quyết định trước chúng ta, sẽ xác định xem khu vực có thể đối đầu và giải quyết biến đổi khí hậu hay không, tiết lộ cách thế giới xây dựng lại từ một đại dịch có một lần-trong thế kỷ, và quyết định xem liệu chúng ta có thể duy trì các nguyên tắc cởi mở, minh bạch và hòa nhập đã tạo lực đẩy cho thành công của khu vực hay không. Nếu, cùng với các đối tác, chúng ta có thể củng cố khu vực về các thách thức ở thế kỷ 21 và nắm bắt cơ hội của nó, Ấn Độ dương- Thái Bình dương sẽ phát triển mạnh, bổ sung cho Hoa Kỳ và thế giới. 41

“KHI CHÚNG TA TIẾN VÀO THẬP KỶ QUYẾT ĐỊNH, ĐIỀU ĐÓ NẮM GIỮ LỜI HỨA ĐÁNG KỂ VÀ CÁC CHƯỚNG NGẠI LỊCH SỬ CHO ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI MỸ TRONG KHU VỰC PHẢI CÓ HIỆU LỰC VÀ BỀN VỮNG HƠN BAO GIỜ HẾT” (AS WE ENTER A DECISIVE DECADE THAT HOLDS CONSIDERABLE PROMISE AND HISTORIC OBSTACLES FOR THE INDO-PACIFIC, THE AMERICAN ROLE IN THE REGION MUST BE MORE EFFECTIVE AND ENDURING THAN EVER)

Những hoài bão chiến lược đáng kể của chúng ta xuất phát từ niềm tin rằng không có khu vực nào sẽ gây ra nhiều hậu quả hơn cho thế giới và cho người Mỹ hàng ngày hơn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; Hoa Kỳ, đồng minh và đối tác hãy nắm giữ tầm nhìn chung về điều đó. Bằng cách theo đuổi một chiến lược có các trụ cột cơ bản được chia sẻ, bằng cách tăng cường năng lực của khu vực để hiện thực hóa chúng, Hoa Kỳ có thể dẫn đầu cùng với những quốc gia khác hướng tới một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được tự do và rộng mở, kết nối, thịnh vượng, an ninh, và kiên cường cho các thế hệ sắp đến. 42

Tiến sĩ Bùi Sông Thu – Viện trưởng Viện Khoa học quản trị Phương Nam



Tiến sĩ Bùi Sông Thu thực hiện
 

Bình Luận



Tin Nổi Bật

Bài viết liên quan



Warning: Unknown: write failed: Disk quota exceeded (122) in Unknown on line 0

Warning: Unknown: Failed to write session data (files). Please verify that the current setting of session.save_path is correct (/home/diendan3/tmp) in Unknown on line 0