Dự báo kinh tế Hoa Kỳ năm 2022 - (U.S. economic forecast in 2022)

Hoa Kỳ (HK) là một quốc gia có nền khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại và nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới hiện nay. Từ cuối năm 2019 đến nay, HK đã trải qua nạn đại dịch do siêu vi SARS-CoV-2 và các biến thể của nó là Delta và Omicron gây bệnh COVID-19. Biến thể Delta có đặc điểm dễ gây bệnh nghiêm trọng dẫn đến tử vong và biến thể Omicron có đặc điểm lây lan nhanh chóng. Tác động của COVID-19 làm biến động lớn nền kinh tế HK hai năm qua 2020 và 2021. Cũng như Hoa Kỳ, Việt Nam và các quốc gia khác trên khắp 5 châu lục cũng chung số phận về đại dịch COVID-19.

Năm 2020, Hoa Kỳ và Việt nam đã kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao, xếp lại quá khứ hướng đến tương lai, hai bên đã ký kết quan hệ hợp tác toàn diện, rồi năm 2021, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ, bà HARRIS đã công du Việt nam và đã ký kết “Tăng cường quan hệ đối tác toàn diện giữa hai quốc gia Hoa Kỳ - Việt Nam”. Theo nội dung Thông báo ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Tòa bạch cung Hoa Kỳ, hai bên đạt được những lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội, đồng thời có thêm niềm tin vào tương lai.
Qua “Tăng cường quan hệ đối tác toàn diện giữa hai quốc gia Hoa Kỳ - Việt Nam”, Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng, độc lập; ủng hộ chủ quyền của Việt Nam đăc biệt trong lĩnh vực hàng hải; giúp đỡ Việt Nam xây dựng lực lượng lao động có kỹ năng, kỹ thuật cho thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Hoa Kỳ là đối tác thương mại thứ hai và là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trên thế giới. VN là thị trường xuất khẩu nông nghiệp hạng thứ 7 của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ coi trọng chuỗi cung ứng hàng hóa của Việt Nam. Tư nhân Hoa Kỳ cũng sẽ tham gia vào cung cấp dịch vụ chất lượng, gia tăng hợp tác năng lượng sạch.
Do đó việc tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ cũng liên quan đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam.
Đầu năm 2022, ngày 01 tháng 01 năm 2022, Công ty truyền thông The Hill của Hoa Kỳ, có bài viết “NĂM CÂU HỎI ĐỐI MẶT NỂN KINH TẾ HOA KỲ NĂM 2022”. Tôi xin trích dịch bài nầy từ The Hill để chúng ta cùng tìm hiểu động lực phát triển kinh tế Hoa Kỳ năm 2022 và rút kinh nghiệm để định hướng kinh tế chúng ta:
NĂM CÂU HỎI ĐỐI MẶT NỂN KINH TẾ HOA KỲ NĂM 2022 - (FIVE QUESTIONS FACING THE U.S. ECONOMY IN 2022) - January 01, 2022- The Hill
Bất chấp các kỳ vọng, bằng mọi cách nền kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục hồi phục sau thời kỳ suy sụp sâu nhất kể từ cuộc Đại suy thoái.
 Tòa nhà Quốc Hội Hoa Kỳ
 
Kích thích Liên bang chưa từng có và các đột phá của vắc xin COVID-19 đã giúp sức mạnh cho thị trường việc làm, tiền công, giá chứng khoán và chi tiêu của người tiêu dùng, sự kiện nầy vượt qua xa kế hoạch đã lên của những nhà kinh tế, và cũng tạo lực đẩy cho tỉ lệ lạm phát lên cao nhất trong 4 thập kỷ qua.
Trong khi các nhà kinh tế kỳ vọng một năm tăng trưởng vững chắc nữa vào 2022, thì Hoa Kỳ lại đối mặt với những thử thách và cản ngại bị lèo lái bởi đại dịch.
Năm câu hỏi lớn bao gồm Omicron, lạm phát, tăng lãi suất của Fed, lực lượng lao động, và nghị trình “xây dựng lại tốt hơn” của Biden, sẽ xác định nền kinh tế Hoa Kỳ vào năm tới 2022.
 
I.  Biến thể Omicron ảnh hưởng nền kinh tế như thế nào? (How will the Omicron variant affect the economy?)
 
Biến thể Omicron đã lèo lái các ca COVID-19 lên đỉnh cao vào tháng 12 năm 2021, đã thúc đẩy một đợt sóng những sự kiện bị hủy bỏ, những kế hoạch du hành bị hoãn lại, đóng cửa kinh doanh tạm thời và việc phòng vệ y tế thắt chặt hơn. Trong khi những người được tiêm ngừa và tiêm tăng cường hầu như phải đối mặt với bệnh nghiêm trọng, thì việc trào lên của Omicron tạo ra quan tâm sâu đậm và không chắc chắn cho sự hồi phục nền kinh tế. 
Tác động về kinh tế của biến thể Omocron hầu như tùy thuộc vào việc liệu Omicron có thực sự gây nên bệnh ít nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước đó, kể cả biến thể Delta, hoặc Omicron có làm chậm sự tăng trưởng việc làm và tăng thêm áp lực lên chuỗi cung ứng vào mùa hè này hay không.
Lan Sepherdson, kinh tế trưởng tại Kinh tế học vĩ mô Pantheon (Pantheon macroeconomics), đã viết trong bài phân tích hôm thứ ba là:
“Tác động tăng trưởng hầu như ít nghiêm trọng hơn khi biến thể Delta tác động trong mùa hè năm nay”; “Chúng ta không thể loại trừ ý tưởng rằng các bệnh viện trong một số Tiểu bang sẽ bị quá tải, bởi vì biến thể Omicron lan truyền rất nhanh, ngay cả một tỉ lệ thấp nhập viện cũng sẽ tổng quát lên thành một số tuyệt đối lớn về nhập bệnh viện trong một giai đoạn ngắn”. 
Lan Sepherdson tiếp tục nói:
 “Trong những tình huống này, hãy giữ vững tầm nhìn rộng rãi vào thị trường do những đợt sóng COVID-19 liên tục có một tác động nhỏ hơn lên nền kinh tế, có thể dễ dàng chỉnh sửa (could easily be upended)”. 
 
II.  Lạm phát sẽ nổi lên như thế nào? (How will inflation rise?)  
 
 Sự hồi phục nhanh chóng đáng ngạc nhiên từ lúc bắt đầu COVID-19, mang tỉ lệ thất nghiệp xuống 4.2 % trong tháng vừa qua, thay thế tất cả Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product GDP) bị mất vào năm 2020, và đã đẩy cả hai giá chứng khoán và chi tiêu của người tiêu dùng lên cao trên kỷ lục trước đại dịch.
Tốc độ phục hồi và những trở ngại dai dẳng liện quan đến COVID cũng đặt áp lực to lớn lên các nhà chế tạo, nhà cung cấp, các công ty vận tải biển và các ngành công nghiệp chủ chốt khác, vì họ đã bị trật đường bởi đại dịch.
David Beckworth, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung Tâm Mercatus của Đại học George Mason đã nói:
“Mất nhiều thời gian cho những Công ty nầy mở cửa lại theo những quyết định họ đã làm, ngay cả một số thứ chung quanh họ chuyển dịch thật sự nhanh chóng” và “Thu nhập đang tăng nhanh, nhưng họ không thể theo kịp nó”.
Khi các nhà cung cấp đẩy cao giá cả để xử lý sự nổi lên của nhu cầu, lạm phát đươc đo bằng sự tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng chạm tỉ lệ hàng năm 6.8% vào tháng 11- mức cao nhất trong hơn 40 năm qua. Các nhà kinh tế kỳ vọng tỉ lệ lạm phát hàng năm tiếp tục tăng ít nhất một số tháng, nhưng sự nổi lên của Omicron đã “ném một cờ lê” (“has thrown a wrench”) vào những dự đoán đó.
Beckworth nói:
“Nếu nó trở thành một chủng nhiều tập khá độc hại và khó chịu (pretty virulent and nasty episode strain), ta sẽ thấy áp lực di chuyển theo cả hai hướng: áp lực cung đẩy giá lạm phát lên cao, và sau đó nhu cầu suy yếu kéo lạm phát xuống” và “nó có thể là một sự rửa sạch (a wash)”.
 
III. Nền kinh tế sẽ xử lý tăng lãi suất của Fed như thế nào? (How will the economy handle Fed rate hikes?) 
 
Dự trữ liên bang Fed (The Federal Reserve: The Fed) đã chuyển hướng từ cách tiếp cận kiên nhẫn của mình sang việc rút lại kích thích sau nhiều tháng lạm phát gia tăng. Trong khi Omicron vẫn có thể làm thay đổi kế hoạch của Fed, ngân hàng này đã sẵn sàng tăng lãi suất 3 lần trong năm tới và hoàn thành việc mua trái phiếu kho bạc và tái phiếu thế chấp vào tháng ba, 2022.
Chủ Tịch Fed Jerome Powell giải thích rằng trong khi thị trường lao động vẫn yếu hơn trước đại dịch, tốc độ phục hồi đáng ngạc nhiên và những rắc rối tuyển dụng dai dẳng phải đối mặt, nhiều doanh nghiệp yêu cầu ngân hàng rút lại các biện pháp kích cầu hơn mức đã kỳ vọng.
Julia Pollak, nhà kinh tế lao động tại ZipRecruiter (labor economist at ZipRecruiter) nói:
“Có một số quan tâm rằng Fed có thể thắt chặt sự chậm lại và dừng hồi phục việc làm. Dự đoán của tôi là Fed sắp sửa làm điều này một cách chính xác”.
Những gì chúng ta sẽ có là điều chỉnh lạm phát và tiếp tục tăng trưởng việc làm. Vì vậy đó là điểm mốc ngọt ngào mà họ đang hướng tới và tôi nghĩ rằng họ sẽ đạt được mục tiêu đó.
Trong khi Beckworth cũng biểu lộ sự tin tưởng vào việc Fed xử lý lạm phát, Beckworth nói rằng:
“Có thể ứ nghẹn (be tough) cho cân bằng mối quan tâm về lạm phát cao với sự không chắc chắn dai dẳng do đại dịch lèo lái. Đó không phải là một thông điệp dễ thực hiện, nhưng Powell sắp sửa phải xử lý bằng hai tay”.
 
Hai mặt của Dinh Tổng Thống Hoa Kỳ
 
 IV. Liệu sự tham gia của lực lượng lao động sẽ được cải thiện? (Will labor force participation improve?)
 
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp sụt giảm, tỷ lệ mở việc làm cao kỷ lục và mức sa thải thấp nhất kể từ những năm 1960, hơn 5 triệu người Mỹ vẫn chưa quay trở lại lực lượng lao động sau khi đại dịch khởi đầu. Việc tuyển dụng vẫn còn mạnh mẽ nhưng thiếu sự cải thiện đều đặn cho tham gia của lực lượng lao động, đã hạn chế khả năng kinh doanh để đáp ứng nhu cầu dâng lên.
Pollak nói:
“Tất cả những lời giải thích mà chúng tôi nghĩ là các lý do:  thực tế các trường không mở cửa, thực tế có người không tiêm ngừa, thực tế trợ cấp thất nghiệp mở rộng vẫn còn hiệu lực- tất cả những thứ đó đã phai mờ”, “vì vậy, sự tham gia của lực lượng lao động vẫn chưa phục hồi nhanh chóng.”
Pollak hy vọng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động sẽ “tăng dần” từ mức 61.7 % trong tháng 11 do các hộ gia đình phải đối mặt với áp lực tài chính nhiều hơn để trở lại làm việc và ít hạn chế hơn liên quan đến đại dịch. Bà ấy nói thêm thị trường lao động sẽ vẫn ửng hộ người lao động.
“Các nhà tuyển dụng đã có một cuộc đấu tranh toàn năng (an almighty struggle) để tuyển dụng các ứng viên mới nhằm lấp đầy các vị trí tuyển dụng. Điều đó đã dẫn đến tăng trưởng tiền công (wage) nhanh chóng và tiền thưởng ký kết, lợi ích mở rộng và người sử dụng lao động giảm yêu cầu công việc và mở rộng hồ chứa tài năng (talent pool) của họ” bà ấy nói.
 
V.  Đảng viên Dân chủ có thể đạt được thỏa thuận về “Xây dựng lại tốt hơn”? (Can Democrats strike a deal on Build Back Better?
 
Thượng nghị sĩ JOE MARCHIN (Đảng viên Dân chủ- Tiểu bang Tây Virginia) đã chỉnh sửa chương trình nghị sự của Tổng Thống Biden khi ông tuyên bố phản đối kế hoạch của Tổng Thống Biden về “Xây dựng lại tốt hơn BBB” (“Build Back Better BBB) - hóa đơn chi tiêu xã hội và khí hậu 1.75 nghìn tỷ đô la. Quyết định của ông cũng khiến một số nhà kinh tế hạ thấp dự báo về tăng trưởng của Hoa Kỳ trong năm 2022.
Trong khi hầu hết các điều khoản lập pháp (legislation’s marquee provisions) về chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em, năng lượng và nhà ở sẽ mất vài năm để vật chất hóa, việc chấm dứt ngay lập tức tín dụng thuế trẻ em mở rộng có khả năng sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế ngay trong tháng tới.
Các nhà kinh tế học tại Goldman Sachs viết trong một phân tích hôm Chủ nhật:  “Với khoản tín dụng thuế trẻ em mở rộng sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng 12, tính cấp bách gia hạn có thể sẽ mờ dần trong bất kỳ cuộc đàm phán nào diễn ra. Cũng không rõ liệu các Đảng viên Dân chủ tiến bộ có chấp nhận luật làm giảm hầu hết các ưu tiên khác của họ hay không (accept legislation that drops most of their other priorities)”, “Trong khi chúng tôi vẫn nghĩ rằng có một số cơ hội Quốc hội mở rộng tín dụng thuế trẻ em mở rộng trở về trước trong một số hình thức, tỷ lệ điều này xảy ra dường như ít hơn ngay cả vào thời điểm này”. 

Tiến sĩ Bùi Sông Thu - Viện Trưởng Viện Khoa Học Quản Trị Phương Nam

GHI CHÚ VÀI NÉT VỀ THE HILL:

The Hill là Công ty về nhật báo và truyền thông kỹ thuật số của người Mỹ, cơ sở tại Washington, D.C, được thành lập vào năm 1994. The Hill tập trung vào chính trị, chính sách, kinh doanh và quan hệ quốc tế, bao gồm Quốc hội Hoa Kỳ, Chính sách Tổng Thống và ngành hành pháp, các chiến dịch tranh cử ở Hoa Kỳ. Tập đoàn truyền thông Nexstar (NexstarMedia Group) sở hữu The Hill.
The Hill mô tả đầu ra của họ như là “báo cáo phi đảng phái về sự việc bên trong của Chính phủ Hoa Kỳ, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh”
Đầu ra chính yếu của công ty là TheHill.com. The Hill phân phối bổ sung bản in miễn phí xung quanh Washington, D.C. , và phân phối đến tất cả các Văn phòng Quốc hội Hoa Kỳ.
Năm 2020, The Hill là website tin tức chính trị độc lập lớn nhất ở Hoa Kỳ.
 Tiến sĩ Bùi Sông Thu tổng hợp

Bình Luận



Tin Nổi Bật

Bài viết liên quan



Warning: Unknown: write failed: Disk quota exceeded (122) in Unknown on line 0

Warning: Unknown: Failed to write session data (files). Please verify that the current setting of session.save_path is correct (/home/diendan3/tmp) in Unknown on line 0