Ông Huỳnh Văn Bé (ông Ba Bé) - CT. HĐQT Công ty TNHH Sản xuất Thực phẩm Nông sản Ngọc Yến (thương hiệu Muối sấy Ngọc Yến) tại buổi trao quà.
Ánh xuân giữa hạ trên xứ Sen Hồng
Mỗi phần quà cho người mù trên địa bàn huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp gồm 500.000 đồng tiền mặt và 1 kg muối sấy Ngọc Yến trị giá 50.000 đồng, tức mỗi phần trị giá 550.000 đồng. Ông Ba vui vẻ cho biết: “Tôi đã tặng 150 phần quà tiền và quà muối cho người mù ở huyện Hồng Ngự trong 3 tháng vừa qua rồi hôm nay tặng tiếp đợt này. Trong thời gian còn lại của tháng 7 này, tôi sẽ tài trợ tiếp cho 100 người mù ở huyện Tân Hồng và huyện Tháp Mười, sau đó sẽ tiếp tục tài trợ cho người mù ở các huyện còn lại của tỉnh Đồng Tháp theo tiêu chí mỗi huyện 50 người mù được hỗ trợ. Như vậy, theo kế hoạch của tôi, tổng tài trợ định kỳ hàng tháng cho người mù tại tỉnh Đồng Tháp sẽ là 600 người (12 huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp).
Lần đầu, ông Ba tặng mỗi người mù một bao thư 500.000 đồng tiền mặt và một kg muối sấy Ngọc Yến (50.000 đồng).
Sau đợt đầu, ông Ba tài trợ hàng tháng mỗi người mù 200.000 đồng tiền mặt.
Tiêu chuẩn tài trợ: đợt đầu tặng mỗi người bao thư 500.000 đồng tiền mặt và 1 kg muối sấy Ngọc Yến (trị giá 50.000 đồng), sau đó hàng tháng tặng mỗi người bao thư 200.000 đồng tiền mặt. Số lượng người mù ở địa phương rất nhiều nên cơ quan Hội Chữ thập đỏ hỗ trợ lập danh sách chọn ra số người mù gặp khó khăn cần hỗ trợ theo kế hoạch số lượng mà ông Ba Bé đề ra.
Ông Ba Bé đã tài trợ tổng số tiền hơn 20 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội trong hơn 15 năm qua.
Ngoài ra, hàng tháng doanh nhân Huỳnh Văn Bé đang tài trợ tiền và quà cho trên 900 người nghèo gồm người già neo đơn, người bệnh hiểm nghèo, người mù và tàn tật, trường hợp khó khăn cơ nhỡ sống trên địa bàn huyện Thanh Bình. Hơn 15 năm qua, tổng số tiền từ thiện của ông Ba Bé khoảng hơn 20 tỷ đồng (tương đương 15 kg vàng ở thời giá hiện tại) mà ông và gia đình đã chia sẻ “nhường cơm xẻ áo" cho bà con nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và các hoạt động vì cộng đồng trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp.
Đã từng trải qua cảnh "tán gia bại sản", bán nhà, nghèo khó, lưu lạc xứ người tìm kế sinh nhai nên ông Ba Bé luôn đồng cảm và dành sự quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn, không may mắn trong cuộc sống. Biết hoàn cảnh nào gặp nhiều khó khăn, ông liền tìm đến hỗ trợ. Ngoài ra, công ty của ông đã tạo công ăn việc làm ổn định cùng những phúc lợi xã hội đầy đủ cho hơn 70 lao động có hoàn cảnh khó khăn. “Trước đây lúc còn nghèo khổ, tôi có mơ ước “làm sao cho khá - giàu lên để giúp lại những người cùng cảnh khổ như mình trước đây”. Khởi nghiệp đến 65 tuổi đời, nếu chờ cho khá - giàu thì biết chừng nào, sợ làm không kịp nên có bao nhiêu giúp bấy nhiêu. Trước đây một năm chỉ giúp người nghèo có mấy chục triệu đồng, nhưng từ năm 2010, mỗi năm khoảng 500 triệu đồng. Từ năm 2016 tới nay, mỗi năm cả tỷ đồng”. Mọi thứ đều sẽ mất đi, tiền bạc của cải vật chất tuổi thọ cũng đều sẽ mất đi, chỉ có “tình người” là còn mãi”, ông Ba Bé nói.
“Gương mặt truyền cảm hứng” - ông “vua muối sấy”
Sau buổi phát quà, những người mù vô cùng phấn khởi trước tấm lòng của ông Ba Bé. Họ mừng không phải chỉ vì họ nhận được tiền và quà của ông chủ thương hiệu Muối sấy Ngọc Yến, mà họ mừng vì những lời động viên chân thành “đầy tâm lý” dành cho người khuyết tật kém may mắn từ vị doanh nhân cao niên mà người dân gọi là “ông tiên, ông bụt của người nghèo”: “Thưa quý anh chị, chúng ta hãy mừng vì chúng ta còn có nhiều điều mà người khác không có. Ông trời không bao giờ lấy đi hết của ai bao giờ. Đa số các người khiếm thị đều có tài năng đặc biệt hơn người, chẳng hạn như người mù nhưng đánh đàn rất giỏi. Quý vị còn sức khỏe, còn tay chân lành lặn, được sự quan tâm động viên của mạnh thường quân, chính quyền địa phương và xã hội, còn hơn nhiều người họ không đủ sức khỏe, không được lành lặn, chưa được xã hội quan tâm kịp thời.
Ông Huỳnh Văn Bé phát biểu động viên, "truyền cảm hứng" tạo tinh thần lạc quan cho các người mù tại buổi trao quà.
Theo tôi thì, có nhiều người mù mà sáng mắt, cũng có những người sáng mắt mà như mù. Mù mà giúp ích cho cộng đồng xã hội, chẳng hạn như hai vợ chồng người mù ở huyện Tân Hồng (cũng ở Đồng Tháp) vừa sản xuất chổi, vừa có “Cửa hàng 0 đồng” cho người nghèo. Thời Covid-19, hai vợ chồng này với con trai mình đã dùng xe ba gát chở hàng cứu trợ cho bà con ở huyện Tân Hồng bị cách ly giai đoạn bùng đại dịch Covid - 19. Còn có những người sáng mắt mà lười lao động, trộm cắp, xì ke ma túy, lừa gạt, hại đời hại người, "sáng mắt cũng như mù" là vậy”.
Trong đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 năm 2021, ông Ba Bé vẫn duy trì hỗ trợ thường xuyên cho gần 700 hộ nghèo, người già neo đơn trong huyện nhà (huyện Thanh Bình), với mỗi tháng bình quân mỗi hộ 15 kg gạo, muối sấy... và tài trợ 1 triệu đồng/tháng/đơn vị cho gần 20 đơn vị như Hội Người mù, Hội Ðông y huyện để khám chữa bệnh cho người dân... Năm 2021, ông đóng góp hơn 3 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội. Trong 3 tháng tạm ngưng hoạt động do đại dịch Covid-19, ông vẫn tiếp tục duy trì như thế. Đáng chú ý là việc, dù huyện Thanh Bình có chủ trương giảm, miễn thuế cho doanh nghiệp địa phương nhằm chia sẻ khó khăn trong tình hình dịch bệnh, nhưng ông Ba Bé vẫn xin tiếp tục đóng thuế đầy đủ cho ngân sách nhà nước. Hiện ông đang tài trợ hàng tháng cho hơn 900 người nghèo tại trong và ngoài huyện Thanh Bình.
Trong đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 năm 2021, ông Ba Bé vẫn duy trì hỗ trợ thường xuyên cho gần 700 hộ nghèo, người già neo đơn trong huyện nhà (huyện Thanh Bình), với mỗi tháng bình quân mỗi hộ 15 kg gạo, muối sấy... và tài trợ 1 triệu đồng/tháng/đơn vị cho gần 20 đơn vị như Hội Người mù, Hội Ðông y huyện để khám chữa bệnh cho người dân... Năm 2021, ông đóng góp hơn 3 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội. Trong 3 tháng tạm ngưng hoạt động do đại dịch Covid-19, ông vẫn tiếp tục duy trì như thế. Đáng chú ý là việc, dù huyện Thanh Bình có chủ trương giảm, miễn thuế cho doanh nghiệp địa phương nhằm chia sẻ khó khăn trong tình hình dịch bệnh, nhưng ông Ba Bé vẫn xin tiếp tục đóng thuế đầy đủ cho ngân sách nhà nước. Hiện ông đang tài trợ hàng tháng cho hơn 900 người nghèo tại trong và ngoài huyện Thanh Bình.
Ông “Vua Muối sấy” từng bước triển khai kế hoạch tài trợ cho 600 người mù ở tỉnh Đồng Tháp. Hiện hàng tháng, ông tài trợ cho hơn 900 người nghèo cự ngụ ở trong và ngoài huyện Thanh Bình.
Doanh nhân “chân đất” Huỳnh Văn Bé chia sẻ. “Những việc tôi làm là lời cảm ơn thiết thực nhất mà tôi có thể bày tỏ với đời, ơn Đảng, ơn Nhà nước đã tạo điều kiện cho các nông dân chân lấm tay bùn như tôi có cơ hội vươn lên để phát triển, tri ân những anh hùng liệt sĩ đã mãi mãi nằm xuống cho nền độc lập của tổ quốc. Tôi muốn góp một chút công sức nhỏ bé của mình để làm một cái gì đó cho đất nước trước khi trở về với cát bụi. Chúng ta đã may mắn sinh ra kiếp người yêu cầu làm được hai điều. Đó là tính người, đừng lừa ai, đừng gạt ai, đừng hại ai và tình người khi có điều kiện nên giúp đỡ nhau, nhưng phải giúp bằng tấm lòng chân thành, giúp bằng sự trân trọng lẫn nhau”. Nhìn ông tất bật vì lịch phát quà và nhận giải thưởng dày đặc, tôi thầm cầu nguyện cho ông luôn dồi dào sức khỏe và doanh nghiệp Muối sấy Ngọc Yến ngày càng phát triển thịnh vượng để ông Ba và gia đình tiếp tục sứ mệnh "Cho đi" của mình.
"Bên cạnh các nhân vật nổi tiếng có nhiều thành tựu đóng góp tích cực cho sự phát triển và tiến bộ của đất nước trong nhiều lĩnh vực ngành nghề, nhân vật “Vua Muối sấy Việt Nam” Huỳnh Văn Bé nổi bật với các thành tích ở hầu như tất cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, từ thiện nhân đạo, an sinh xã hội, lao động sáng tạo khoa học, tâm lý giáo dục, sinh hoạt cộng đồng...
Cuộc đời và sự nghiệp của ông Huỳnh Văn Bé là người Việt đương thời được viết tặng 55 bài ca vọng cổ và 8 bộ phim phóng sự từ những tác giả đa số không quen biết hết trước. (Hình ảnh, tư liệu do đồng nghiệp cung cấp, có thể gõ từ khóa tên 55 bài hát trên google để thưởng thức).
Với các “kỳ tích”: Nông dân trả sổ hộ nghèo vươn lên thành tỷ phú; Nông dân Việt - nhà sáng chế tiêu biểu trong sách Vàng Sáng Tạo Việt Nam; Nông dân Việt - nhà diễn thuyết sáng giá trong nước và quốc tế; Gia đình Việt Nam tiêu biểu vươn lên từ hộ nghèo; Bí mật kinh doanh lạ đời của “Vua siêu cúp”; Biến sản phẩm thông thường của địa phương thành sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia; “Ông Ba Diệu Kỳ” biến không thành có; “Viên kim cương” của người nghèo; Người nông dân Việt đương thời với 55 bài ca cổ và 8 bộ phim phóng sự từ những tác giả/ nghệ sĩ tên tuổi (đa số không quen biết trước) viết và hát tặng; Nông dân - Doanh nhân làm theo lời Bác nhận Huân chương lao động hạng III; Sản vật Đồng Tháp - Top 10 thương hiệu nổi tiếng châu Á Thái Bình Dương...” (Trích tác phẩm Nhân Tài Kỷ Lục trong bộ sách Kỳ Tích Doanh Gia tập 4 phát hành năm 2023 dịp sinh nhật lần thứ 73 của ông - pv). Mời bạn gần xa đón đọc để biết thêm những giai thoại thú vị về một “ông vua dân gian”, một nhân vật “độc nhất vô nhị” của Việt Nam.
Theo Vi Hằng (ceotoancau)