Doanh nhân Đoàn Văn Cường - CT. HĐQT Công Ty TNHH NHôm Nam Sung
Thời gian được ví như cơn gió thổi qua vườn cây. Người ta có thể nhìn thấy hàng cây rung lay nhưng làm sao có thể thấy hình hài của cơn gió ấy. Thoáng như một giấc mơ, trải qua bao thăng trầm của 30 năm có lẽ, doanh nhân Đoàn Văn Cường đã tạo nên những “cơn gió” vĩ đại xoay quanh thương hiệu Nhôm Nam Sung. Nhìn lại, qua mỗi bước đi, với bao va chạm song hành những kỷ niệm vui buồn đã giúp ông miễn nhiễm với khó khăn và thách thức, giúp ông có được sự chuẩn bị tốt về tinh thần, không bi quan, không tự mãn.
THẢM ĐỎ VÀ THẢM CỎ
Khi đạt tới đỉnh cao của quyền lực và danh vọng, người ta hay hoài niệm quá khứ. Khi “công thành danh toại”, nhiều người lại nhớ về những giọt nước mắt buổi xa xưa. Thành công của Nam Sung ngày hôm nay được cân đong đo đếm bằng không ít chông gai thử thách. Đó là thách thức dù muốn hay không mà mọi doanh nghiệp, mọi vị thuyền trưởng đều trải qua.
Nếu như năm 2019 là thời điểm bản lề thì Nam Sung vẫn còn đó có kinh nghiệm, có thị trường và sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao nên luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Phát triển ổn định, thực hiện kế hoạch đề ra. Để rồi hiện nay, thành quả đáng kiêu hãnh và tự hào khi thương hiệu có hơn 30 năm kinh nghiệm, cung cấp ra thị trường 200 tấn/tháng, 1 lò luyện kim 500m/2, 3 xưởng đùn ép, xi mạ, tĩnh điện với công suất lần lượt là 1000, 500, 500 tấn/tháng…
Những con số biết nói ấy được xây dựng trên nền tảng của không ít khó khăn buổi ban đầu, lớn nhất phải kể đến nguồn vốn, định hướng phân khúc thị trường, đội ngũ cộng sự, mặt bằng sản xuất, phân phối, trưng bày…Tuy nhiên, mọi thứ phải được bắt đầu từ viên gạch đầu tiên. Ông tập trung xây dựng đội ngũ nghiên cứu sản phẩm mới, tối ưu hóa các mã màu để phù hợp với nhu cầu thực tế của từng giai đoạn từng phân khúc thị trường. Từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp nhất mọi nhu cầu của người tiêu dùng và túi tiền của người tiêu dùng. Các nhà sản xuất như Nam Sung làm ra sản phẩm để phục vụ nhu cầu thị trường, phục vụ người tiêu dùng. Nam Sung lấy nhu cầu của thị trường để làm mốc cho mọi sự đổi mới và sáng tạo nhằm đem lại giá trị phù hợp nhất với công năng sử dụng.
Gần đây, thị trường còn đối mặt với sức ép từ Nhật Bản, Mỹ, châu Âu và nhất là Trung Quốc. Nếu thương trường là chiến trường thì một quyết định sai lầm của vị thuyền trường hoàn toàn có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy khốn.Tuy nhiên, theo ý kiến ông từng chia sẻ, xu thế chung của nền kinh tế toàn cầu vẫn đang phát triển từng ngày. Trong một môi trường phát triển nhanh và không ngừng như thế thì mọi thứ cần phải được thay đổi và nâng cao hơn giá trị bản thân để có thể cùng hòa hợp và phát triển.
Điển hình như câu chuyện về thị trường nhập khẩu nhôm từ Trung Quốc tăng cao, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhiều đơn vị áp số lượng. Chính vì vậy, hình thức hoạt động từ năm 2014 được định hướng chuyển dịch từ đại lý phân phối chuyển hướng sang sản xuất Nhôm là một trong những cách giúp ông vượt qua khó khăn và áp lực như thế.
Dự án nhà máy nhôm Nam Sung Việt Nam tại Nam Định
“Chúng tôi tin tưởng vào tương lai để cùng nhau xây dựng Nam Sung thành một trong những công ty nhômhàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết thực hiện giá trị của công ty là cung cấp những gì xã hội cần để mang lại những dịch vụ, sản phẩm tốt nhất bằng chính sự nỗ lực và làm việc hết mình của đội ngũ nhân viên, cộng sự Nam Sung. Chúng tôi cam kết tuân thủ những quy tắc đạo đức và nghề nghiệp vì hiểu rằng giá trị của Nam Sung sẽ được đánh giá bằng sự cam kết và lòng chính trực” – Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Nhôm Nam Sung tự tin cho biết.
SAO LẠI LÀ NAM SUNG?
Có một điều khá phổ biến:bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường, muốn sản phẩm nhanh chóng đến tay người tiêu dùng phải xây dựng riêng cho mình thương
hiệu. Lúc ấy, doanh nghiệp lại phải cần đến hoạt động truyền thông để khách hàng biết đến những tính năng, lợi ích sản phẩm. Tuy nhiên, Nam Sung không đi theo lối mòn ấy mà họ dùng chính nội lực, truyền tải bức thông điệp tự hào thương hiệu ra thị trường. Và hiển nhiên, chính cái tên Nam Sung thể hiện điều đó.
Logo của Nam Sung là 2 chữ N-S kế cận nhau trên nền của những sắc màu khá đơn giản. Theo lý giải của doanh nhân Đoàn Văn Cường, N (North), và S (South) bắt nguồn từ hình ảnh trải dài trên bản đồ Việt Nam. Chữ N: viết tắt chữ Nhôm, Việt Nam, nước Nam, ngành Nhôm, Nam Định, nơi họ đã thành công là miền Nam.Chữ S: bản đồ hình chữ S của Việt Nam, Sung túc sum vầy- ấm no hạnh phúc, tạo động lực và khí thế, thêm tình thần.
Chỉ với 2 chữ N và S ấy (Nam và Sung) mà có biết bao ý nghĩa cần truyền tải: tự tôn dân tộc lên cao; Nước Nam sung túc, phồn vinh thịnh vượng; Thương hiệu dễ dàng tới người dân: dễ hiểu; Mang ý nghĩa cho cộng đồng, xã hội, cho dân tộc, tới tất cả mọi miền tổ quốc, mang hồn dân tộc.
Diễn giải rõ ràng điều đó đủ thấy cái tâm, cái tầm của người lãnh đạo như ông là như thế nào. Điều mà ông hướng đến không chỉ là sự phát triển, thịnh vượng mà còn gắn liền danh dự, tự hào, kiêu hãnh về tổ quốc, về nhân dân.
DOANH NHÂN TẬN HIẾN
Nguyên quán tại Nam Đinh, 30 năm lập nghiệp tại TP.HCM, Ở cái tuổi 61 hào sảng và tráng kiện, khi đã từng chiêm nghiệm cả “thảm đỏ” lẫn “thảm cỏ”, doanh nhân Đoàn Văn Cường dường như không thấy khó khăn khi đưa ra những giải pháp, những quyết định để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Như những gì ông nói: Công việc đối với tôi luôn là một niềm vui, dù vất vảnhưng tôi vẫn cảm thấy rất hạnh phúc. Có những khi gặp phải tình huống quá sức chịu đựng, tưởng chừng như không thể vượt qua, nhưng với tình yêu dành cho công việc, chỉ cần Nam Sung ngày càng lớn mạnh, mọi khó khăn rồi cũng dần quen, tôi đã học được cách xử lý nhẹ nhàng và tốt hơn. Người viết bài này định nghĩa đó là Bãn Lĩnh.
Là người của công việc và dẫn thân, mục tiêu của ông ngay từ những ngày đầu bước chân vào thương trường, với niềm tin và lòng quyết tâm phát triển thương hiệu Nhôm Nam Sung, góp phần thay đổi bộ mặt và vẽ lại bản đồ thị trường nhôm tại Việt Nam.
Khi được hỏi về định hướng phát triển cũng như mục tiêu nghề nghiệp, vị chủ tịch này cho biết: “Nam Sung mong muốn là cộng sự đắc lực nhất của các đối tác,khách hàng trong và ngoài nước những năm tới. Mục tiêu của chúng tôi là phát triển tính chuyên nghiệp trong suy nghĩ và hành động vì mục tiêu đem lại giá trị cốt lõi tốt nhất.”
Đứng trên đỉnh cao của “quyền và danh” nhưng doanh nhân Đoàn Văn Cường hết sức khiêm tốn cho rằng cuộc sống đã dạy ông biết lắng nghe và học hỏi những người đi trước để đúc kết những kinh nghiệm áp dụng vào công việc của bản thân. Qua đó, có thể tránh được những sai lầm. Vì thế, với cấp dưới, ông xem họ như những người bạn, người cộng sự thân thiết, thường nhắc nhở anh emkhông ngừng học hỏi, điều gì chưa rõ, chưa biết phải hỏi rõ, hiểu tận gốc rễ công việc để làm, đừng để làm sai mới khắc phục hậu quả.
Xây dựng, phát triển thương hiệu và quan điểm kinh doanh, đối nhân xử thế của chủ tịch Nam Sung Đoàn Văn Cường là câu chuyện dài để kể. Có điều, những ai đã từng tiếp xúc, dễ nhận thấy ở ông là bầu nhiệt huyết, cả một trời tuổi trẻ luôn khát khao và nồng cháy để viết tiếp những giấc mơ còn dang dở, không chỉ trong công việc mà còn ở cuộc sống.
Thanh Trần