Ông Phùng Văn Sâm, doanh nhân sinh sau năm 1975, với khát vọng mang nông sản Việt Nam ra "biển lớn".

Sinh ra khi đất nước vừa thống nhất, doanh nhân thế hệ 7x như Phùng Văn Sâm- Chủ tịch HĐQT Công Ty CP Tập Đoàn Hanfimex Việt Nam (Hanfimex Group) thấu rõ những hậu quả của chiến tranh để lại cho nền kinh tế nước nhà. Vì thế, vị doanh nhân này có khát vọng muốn cùng người nông dân tạo “giá trị từ đất” để mang ra thế giới. Báo Đầu Tư đã có cuộc trao đổi nhanh với xung quanh những khát vọng của vị doanh nhân sinh sau 1975 này.

Để doanh nghiệp và nông dân tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, theo ông đâu là yếu tố cần và đủ?

Ông Phùng Văn Sâm: Để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì một sản phẩm không chỉ là sản phẩm thuần tuý, phải làm sao chuyển từ sản phẩm nông sản sang sản phẩm giá trị thông qua đóng góp của sự sáng tạo, công nghệ….

Và, để đạt được điều này, theo tôi phải hướng đến người nông dân - người tạo ra sản phẩm và mọi người đều phải có tu duy làm chủ, có như vậy mới hy vọng tạo ra những sản phẩm nông sản có giá trị cho thế giới, cạnh tranh với sự khắt nghiệt của thị trường ngoài kia. Quan trọng theo góc nhìn của tôi, mọi người không chỉ đi làm việc để nhận lương bằng suy nghĩ làm thuê mà phải có tư duy mọi người đều làm chủ để từ đó tạo ra đóng góp cho xã hội.

Muốn vậy đầu tiên phải thay đổi tư duy. Bởi tư duy như thế nào thì cuộc đời sẽ như vậy. Như ở Hanfimex Group, chúng tôi lấy khách hàng làm trọng tâm, trong đó, đối tác là khách hàng bên ngoài, còn giữa các phòng ban đều được xem là khách hàng bên trong và luôn nhắc nhau rằng, chỉ khi khách hàng hài lòng thì chúng ta mới thành công.

Chính vì thay đổi tư duy nên chúng tôi chuyển từ quản trị con người sang dẫn dắt con người, giúp nhân viên tự dẫn dắt chính mình trong công việc. Vì thế, chúng tôi luôn muốn phát đi thông điệp – tất cả các thành viên trong công ty là những người làm chủ, không phải là người làm công ăn lương. Nhờ vậy Hanfimex Group mới phát triển và vươn xa như hiện nay

Khi chuyển sang dẫn dắt, người lãnh đạo như ông có cảm thấy mất đi quyền lực?


Theo tôi, lãnh đạo không phải lấy quyền lực để áp đặt mà phải là người dẫn dắt. Hai chữ dẫn dắt ở đây hiểu là dẫn những nhân viên của mình đến nơi mà trước đó họ chưa đến được. Tôi xem đó là một văn hoá.

Dẫn dắt, yêu thương, giúp đỡ, giải pháp này trong thực tế có thể xảy ra việc cả nể, bao che nhau?

Thực tế vẫn có những bao che nhưng những sự việc ấy không quá lớn, không ảnh hưởng đến công ty và khách hàng. Theo tôi, quan điểm “yêu thương” theo kiểu anh làm sai thì tôi bao che, đó là sự tiêu cực. Một đồng nghiệp làm sai mà người khác không hướng dẫn hoặc bao che thì dẫn đến sự sai phạm và thiệt hại đó không tạo ra giá trị cho khách hàng, tức là đã đi sai văn hoá làm chủ mất rồi.

Dĩ nhiên, muốn loại bỏ những sự cả nể này, ban giám đốc công ty luôn có những buổi đạo tạo để nhắc cho mọi người nhớ đến văn hoá công việc, cái nào không tạo ra giá trị cho khách hàng thì không làm.

Ông có thể nói một chút về tương lai không?

Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc định hướng Hanfimex Group là gia nhập vào trình toàn hội nhập cầu hoá. Để làm điều đó, phải trả lời được câu hỏi là công ty có thể tạo ra được những sản phẩm đáp ứng được khách hàng quốc tế hay không?

Vì thế, không chỉ có lãnh đạo công ty phải có tư duy toàn cầu mà tất cả các khâu từ nông dân đến công nhân viên nhà máy, các bộ phận phải có cùng tư duy này. Vì thế, hiện Hanfimex Group có những chiến lược để đưa sản phẩm nông sản Việt Nam ra thế giới nhưng điều đầu tiên mà chúng tôi cần làm dẫn dắt người nông dân có cùng tư duy với mình.

Theo Ngọc Hùng